Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà tâm lý học và phân tâm học thì thai nhi và mẹ bầu có quan hệ gắn bó từ rất sớm trong quá trình mang thai nên tâm lý bà bầu, mẹ bầu khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tính cách cũng như trí tuệ của thai nhi.
Qúa trình mang thai được xem là một bước ngoặt quan trong đời sống tâm lý của phụ nữ. Cảm xúc của mẹ bầu có nhiều thay đổi so với lúc trước khi mang thai: dễ khóc, dễ giận hờn và cũng rất nhạy cảm. Có thể chia tâm lý bà bầu, mẹ bầu ra làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 3 tháng đầu:
- Bà bầu được chuẩn bị tốt tâm lý trước khi mang thai: thai phụ muốn có thai và được đậu thai cảm thấy rất vui mừng vì mình sẽ được làm mẹ, thiêng chức vô cùng cao cả và lớn lao thì lúc này vấn đề mệt mỏi, ốm nghén, nôn ói không còn là vấn đề đối với bạn. Lúc này bạn không thể kiềm chế cảm giác mệt mỏi, chán ăn hay thèm ăn nên bạn cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho mình.
- Một số chị em phụ nữ vì quá mong mang thai dẫn đến sợ sảy thai sẽ làm bạn căng thẳng hơn. Ngược lại có những bà mẹ mang thai ngoài ý muốn do vỡ kế hoạch hay chưa có điều kiện kinh tế nuôi con hoặc bị ruồng rẫy dẫn đến xung đột tâm lý thì biểu hiện mang thai như ốm nghén, nôn ói sẽ nặng nề hơn.
Tâm lý bà bầu, mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ:
- Đối với các bà bầu mong có con thì nỗi lo sẩy thai dần được đẩy lùi, thai phụ không muốn mang thai cũng dần bỏ ý định làm sẩy thai lúc này họ cảm nhận được sự tồn tại của thai nhi tâm lý cũng dần ổn định hơn.
- Thời gian này bà bầu , mẹ bầu chuyển dần mối quan tâm cho thai nhi đang dần lớn lên từng ngày trong bụng với những cử động ngày một nhiều và mạnh hơn. Tâm lý bà bầu, mẹ bầu sẽ sẽ trở nên lo âu nếu có những chuẩn đoán không tốt đến thai nhi. Lúc này người mẹ bắt đầu nói chuyện với con nhiều hơn và luôn lo lắng cho con bằng cách chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt nhất cho thai nhi. Bà bầu bắt đầu hình dung trong đầu con mình là trai hay gái , giống bố hay giống mẹ …
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ tâm lý bà bầu, mẹ bầu sẽ như thế nào:
- Di chuyển chậm chạp, cử động khó khăn, cảm thấy nặng nề là những gì mà bà bầu cảm thấy lúc này. Một số việc không thể tự làm mà phải nhờ sự giúp đỡ của người thân. Tình trạng này sẽ làm mẹ bầu cảm thấy dễ bị tổn thương vì khó kiểm soát hoạt động của cớ thể. Lúc này sự quan tâm và hỗ trợ của người thân là hết sức cần thiết. Bà bầu cảm thấy dễ nhạy cảm với những câu chuyện sinh nở của các phụ nữ khác. Họ cảm thấy lo lắng khi nghe chuyện chẳng lành của các thai phụ khác trong quá trình sinh nở, chính vì thế việc tạo 1 tâm lý thoải mái với lối suy nghĩ tích cực là hết sức quan trọng.
- Một số nghiên cứu cho thấy nếu bà bầu hay buồn phiền, lo âu sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Do đó nếu mẹ thường căng thẳng con có thể mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập. Những bà mẹ có đời sống tinh thần lý tưởng, có thái độ lạc quan về sinh đẻ, thời kỳ có thai sống bình thản và thoải mái thì lúc sinh đẻ sẽ thuận lợi, đứa trẻ khỏe mạnh.
Tâm lý bà bầu, mẹ bầu mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng đến các nguyên tố hoá học của máu và dinh dưỡng thai nhi dẫn đến thai nhi dễ mang dị tật.
- Nguy cơ tăng động: Khi mẹ bầu căng thẳng lượng hocmon cortisol và dopamine trong máu tăng lên và truyền qua thai nhi khiến các trẻ trở nên rối loạn hành vi, tăng bồn chồn và mất tập trung làm tăng tính kích động
- Nguy cơ tự kỷ: Nếu bà bầu bị rối loạn tâm lý ở tuần 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm lý tăng gấp 2 lần so với trẻ thường. Lúc mang thai bà mẹ bị trầm cảm, hocmon tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống nội tiết của con từ đó làm thiếu hụt một số hoc mon dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
- Chậm nói: ước tính có khoảng 15% trẻ chậm nói do mẹ bị rối loạn tâm lý trong thời kỳ mang thai. Sự lo lắng, sự trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghĩ ngơi gây thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết khiến bé chậm nói
- Giảm khả năng học tập: theo các nghiên cứu vè khả năng học tập thì những mẹ có rối loạn lo âu thời gian mang thai ảnh hưởng đến sự tập trung, chú ý ở trẻ. Khi đo vùng hồi hải mã trên não của các em, người ta thấy kích thước vùng này nhỏ hơn so với trẻ cò mẹ bình thường. Vùng hồi hải mã giúp khả năng nhớ và học tập tốt. Nếu kích thước vùng này giảm, khả năng tập trung trí nhớ cũng giảm.
Với những chia sẽ trên thì ắt hẳn các mẹ đã có thể biết tâm lý bà bầu, mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Chính vì vậy hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan nhất cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi nhé.