Mang Thai Tháng Thứ 6 Bà Bầu Cần Nên Biết

Mang thai tháng thứ 6 là thời kỳ rất quan trọng lúc này thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Thời điểm này thai nhi đã dần hoàn thiện mắt mũi chính vì thế các Bà Bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày.

Mang thai tháng thứ 6 nên ăn gì?

  • Ăn nhiều chất có hàm lượng chất sắt cao như động vật, thịt nạc , thịt bò, các loại đậu và rau củ quả….
  • Tăng cường ăn đồ nóng, gạo, ngũ cốc, đậu đỏ , đậu xanh
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu canxi, photpho, i ốt, kẽm như các lọai cá, tép, tôm khô, đậu tương, đậu hủ, trứng gà, mấm mèo, rau cải, xương đầu động vật, thịt nạc…
  • Cung cấp đầy đủ lượng mỡ chủ yếu là từ dầu thực vật như dầu rau cải, dầu đậu nành, dầu vừng…. hoặc bạn có thể sử dụng 1 ít mỡ động vật
  • Tăng cường ăn uống nên ăn từ 4 đến 5 bữa 1 ngày, tăng cường ăn đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất dưới đây:

– Đạm : có trong thịt động vật, thịt cá , trứng, đậu nành, đậu xanh, bơ và đậu phộng có tác dụng sản xuất máu và tăng cường sự phát triển cho tế bào

– Cacbon hryderates: có trong ngô, ngũ cốc, khoai tây, rau, bơ và bánh mì có tác dụng cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

– Canxi: chứa trong Sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi… có tác dụng giúp xương chắc khoẻ và tốt cho chức năng thần kinh, giúp răng chắc không bị hư.

–  Sắt: có nhiều trong rau cải bó xôi, ngũ cốc và thịt có màu đỏ giúp bạn tránh được bệnh thiếu máu nhờ khả năng sinh sản ra hồng cầu.

– Vitamin A có nhiều trong cà rốt, khoai lang và rau cải có màu xanh đậm… có tác dụng giúp xương phát triển đem lại làn da tươi sáng và giúp sáng mắt.

– Vitamin C có trong các loại trái cây, bông cải, khoai tây giúp răng,lợi, giúp răng, lợi, xương chắc khoẻ, đẩy mạnh quá trình hấp thụ sắt.

– Vitamin B6: có nhiều trong thịt heo, gạo, chuối… có tác dụng hình thành các tế bào máu. Tác dụng: Hình thành tế bào máu, tác động tới sự hấp thụ protein, chất béo và cacbonhydrates.

– Vitamin B12 có trong Thịt động vật, cá, sữa có tác dụng là hình thành tế bào máy , duy trì sức khỏe bảo vệ hệ thần kình

– Vitamin D: có trong sữa và các loại khác như bánh mì. Giúp xương và răng chắc khoẻ, hấp thụ can-xi tốt. Nếu thiếu, trẻ dẽ bị còi xương, mẹ sẽ bị hư răng.

– Vitamin D: có trong sữa và các loại khác như bánh mì. Giúp xương và răng chắc khoẻ, hấp thụ can-xi tốt. Nếu thiếu, trẻ dẽ bị còi xương, mẹ sẽ bị hư răng.

– Axit Folic: có tác dụng Sản xuất máu và protein, kích thích sự hoạt động của enzyme. Rau xanh, trái cây và củ có màu vàng đậm, các loại đậu là những thực phẩm có chứa nhiều axit folic

– Chất béo có trong Thịt, các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu ăn. Dự trữ năng lượng, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác dễ hơn là những tác dụng mà chất béo mang lại.

Mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu?

  • Giai đoạn này bé dần hoàn thiện các cơ quan và chức năng, lúc này bé cũng có các phản ứng và cảm xúc. Thời gian này bé tăng lên 10g mỗi ngày thì lúc này bé đã nặng từ 1 đến 2kg rồi đó các mẹ.

Mang thai tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân:

  • Qúa trình mang thai bạn nên tăng cân theo đúng chỉ định của bác sĩ như vậy sẽ là rất tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi
  • Chế độ tăng cân trong tháng thứ 6 mang thai cũng như trong suốt quá trình mang thai nên dựa theo chỉ số BMI:     chỉ số BMITrong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)

    Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI:

    – BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg

    – 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg

    – 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg

    – BMI > 30: béo phì : nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg

    Đối với thai phụ mang thai đôi thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau:

    – BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ

    – 18 <= BMI < 23: tăng từ 16,8 đến 24,5 kg

    – 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg

    – BMI > 30: tăng từ 11,3 đến 19,1 kg

Mang thai tháng thứ 6 có nên quan hệ:

  • Quan hệ trong quá trình mang thai luôn tốt cho cả mẹ lẫn con và chu kỳ mang thai tháng thứ 6 cũng vậy nhưng cần lưu ý những vấn đề sau : Chỉ cần dương vật tiếp xúc cổ tử cung hoặc cổ tử cung co thắt khi thai phụ “lên đỉnh”, sẽ gây tổn thương nhau thai, chảy máu nhiều, gây nguy hiểm cho thai nhi
  • Vỡ nước ối. Một khi điều này xảy ra, em bé của bạn không còn được bảo vệ để chống lại nhiễm trùng.
  • Có dấu hiệu sinh non hoặc tiền sử sinh non.
  • Có dấu hiệu suy cổ tử cung.

Mang thai tháng thứ 6 nên kiêng gì:

  • Tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động, không nên cầm vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng.
  • Không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.
  • Tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.
  • Tránh để cho cơ thể bị lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Trong giai đoạn này phải chú ý giữ ấm.

Với những chia sẽ trên ắt hẳn các mẹ bầu đã có những kiến thức cơ bản nhất cho việc mang thai của mình. Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Bài viết Mang thai tháng thứ 6 bà bầu cần nên biết của chúng tôi hy vọng có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho các mẹ bầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *