Chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Bước sang tuần thứ 24, có lẽ các bà bầu đã quá quen thuộc với việc đi khám thai định kỳ hàng tháng suốt cả quý 2 rồi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều trong các chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Những thay đổi sinh lý của thai phụ ở tháng thứ 6 cần biết

Khi thai nhi được 6 tháng thì lúc này cổ tử cung nở ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng các bà bầu sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên thai phụ có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt…

Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên thai phụ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Hiện trạng của bạn sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

  • Đáy tử cung đã lên cao khỏi rốn.
  • Lúc này các bà bầu có thể nhận biết được chân hay tay của bé khi bé chòi đạp.
  • Bộ ngực rất đau do sự thay đổi nội tiết tố để chuẩn bị cho con bú.
  • Nước bị giữ lại trong cơ thể, cặp đùi và phần trên to ra.
  • Bạn thường xuyên thấy nóng trong người.

Cách xử trí tình huống khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Hiện tượng khó kiêu khi mang thai

Progesterone làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả: thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn nên làm bạn khó chịu. Tránh ăn quá no một lần, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên.

Nhiễm khuẩn đường tiểu

Phụ nữ mang thai thường mắc loại bệnh nhiễm khuẩn này. Để phòng bệnh, bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 8 – 10 ly. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.

Khô mắt

Triệu chứng khô mắt bắt đầu xuất hiện thường xuyên từ giữa thai kỳ. Bà bầu mang thai tháng thứ 6 sẽ cảm thấy mắt bị khô và khó chịu trước ánh sáng, nhất là khi bạn dùng kính áp tròng. Các bà bầu chỉ nên dùng loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho bà bầu.

ạn chỉ nên dùng loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho thai phụ.

Những điều mà người Chồng cần biết khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Ở tháng này, khi đi khám thai không chỉ khám về quá trình phát triển của thai nha mà mỗi lần như thế sẽ có thêm 2 hạng mục là đo chiều cao của tử cung và vòng bụng để biết được tình hình của thai nhi. Thời gian đo thường cùng với thời gian đi khám thai. Nhưng người chồng cũng có thể học phương pháp dưới đây để tiến hành đo vào giữa hai lần khám thai, nhằm hiểu rõ hơn tình hình mang thai và kịp thời phát hiện vấn đề.

Phương pháp đo chiều cao của tử cung:

Sau khi đi tiểu xong, thai phụ nằm ngửa trên giường, người chồng dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tuần thai. Nếu cách 2 tuần mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi thì phải đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra.

Phương pháp đo vòng bụng:

Sau khi đi tiểu xong, thai phụ nằm ngửa trên giường, người chồng dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tuần thai. Nếu cách 2 tuần mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi thì phải đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra.

Những điều mà người Chồng cần biết khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Những điều cấm kỵ khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Bắt đầu từ tháng này, bà bầu phải đặc biệt chú ý đến những cử động của mình, tránh những động tác gây chèn ép lên vùng bụng, tránh cơ thể bị chấn động.

Cần hạn chế đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non. Hạn chế để cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, tệ hơn có thể dẫn đến sinh non. Cần phải để cơ thể trong trạng thai luôn giữ ấm để tránh nhữ trường hợp trên.

Cố gắng tránh không nên làm những công việc cũng như đồ vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng. Ngoài ra, không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.

Những điều cấm kỵ khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Hi vọng với những điều chúng tôi chia sẽ trên đây sẽ phần nào giúp các ông chồng, bà mẹ tương lai biết chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6 để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh nhất trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *