Khi mang thai tháng thứ 5, bà bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại hình. Đây cũng là giai đoạn bé yêu phát triển nhanh chóng vì vậy, bà bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không lúng túng khi có bất kỳ thai đổi nào xảy ra với mẹ và bé. Vì thế mà ngày hôm nay, tredepsausinh.vn mang đến cho các mẹ bài hướng dẫn các chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Những thay đổi sinh lý của thai phụ ở tháng thứ 5 cần biết
Sắc tố thay đổi khiến là da, âm hộ, quầng vú vẫn tiếp tục có dấu hiệu bị sẫm màu. Ngoại hình của thai phụ lúc này cũng có sự thay đổi khá rõ, tử tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng.
Lúc này ngực cũng bắt đầu tiết ra những đợt sữa non đầu tiên với dạng thể dịch có màu vàng nhạt và hơi loãng. Vào thời điểm này các mẹ cần trang bị những loại áo lót thoải mái và phù hợp với cơ thể. Một áo lót phù hợp phải giữ được độ căng của ngực, tránh không cho ngực bị xệ về sau này. Chú ý không nên dùng tay ấn vào đầu vú.
Mang thai tháng thứ 5 sẽ gây ra một số thay đổi sinh lý và khó chịu như hay bị chảy máu răng khi đánh răng vào buổi sáng; do âm đạo bị sung huyết cục bộ nên chức năng phân tiết của cổ tử cung cũng mạnh hơn, chất tiết ra từ âm đạo càng nhiều. Do khớp và dây chằng giãn ra nên thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng.
Bà bầu mang thai tháng thứ 5 có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Thai phụ nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.
Hiện trạng của bạn sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Sức nặng của bé có thể làm bạn hơi mất thăng bằng.
Trên da bắt đầu xuất hiện những vết rạn da.
Đáy tử cung đã lên đến ngang rốn, và tiếp tục đi lên 1 cm mỗi tuần.
Áp lực của thai có thể làm rốn của bạn lồi và tồn tại cho đến sau khi sinh.
Cách xử trí tình huống khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Khi gặp phải trường hợp khó thở thìcác mẹ cũng không cần lo lắng thái quá mà hãy đến gặp bác sĩ, nếu cần hãy thử máu xem bạn có bị thiếu máu không.
Đôi khi sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu cam hay nghẹt mũi thì các mẹ có thể xử trí bằng cách nhỏ mũi để bớt nghẹt mũi.
Ợ nóng: Tránh ăn quá no, uống rượu và ăn đồ cay. Duỗi thẳng hai tay lên đầu để giảm bớt triệu chứng. Dùng thuốc kháng axit có thể có hiệu quả và nhìn chung an toàn cho thai. Hỏi bác sĩ để biết loại thuốc kháng axit nào phù hợp cho bạn.
Cách xử trí tình huống khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Đôi khi mang thai trong tháng thứ 5 bạn sẽ xảy ra hiện tượng ngứa, nếu có xảy tra hiện tượng trên thì các bà mẹ hãy ăn nhiều món giàu vitamin B. Đến bác sĩ để được tư vấn khi đã điều trị mà các triệu chứng không hết.
Vào thời điểm này dịch tiết âm đạo cũng vì thấ mà tăng lên, điều này hết sức là bình thường nên các mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu dịch tiết quá nhiều, có mùi hôi hoặc ngứa thì phải báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp ngăn ngừa
Những điều mà người Chồng cần biết khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Ngoài việc phải chăm sóc vợ như những tháng trước để cho vợ vui, người chồng còn phải theo dõi phản ứng thai máy.
Ngoài việc chăm sóc và lo lăng cho vợ như những tháng trước thì vào tháng thứ 5 người chông cũng cần phải theo dõi như phản ứng của thai nhi. Có thể theo dõi tình thình thai nhi bằng các dùng máy nghe tim thai. Khi tuổi đời của thai nhi đã đủ lớn, người chồng có thể áp tai lên bụng vợ để nghe tim thai, nhưng cần phải kiên trì vì không phải lúc nào áp tai vào nghe được.
Những điều mà người Chồng cần biết khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Nên nghe tim thai ít nhất 1 phút, tim thai bình thường là từ 120 – 160 lần/ phút. Trong một số trường hợp, như sau khi tâm trạng của thai phụ bị kích động hoặc vận động, tim thai có thể lên đến 160 lần/ phút. Nếu ở trạng thái yên tĩnh , trong vòng 10 phút mà tim thai vẫn không ở trong phạm vi bình thường thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Những điều cấm kỵ khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Các bà bầu cũng nên chú ý không được tăng trọng quá nhanh trong thời gian này và nếu có tăng thì tốt nhất chỉ tăng 1kg.
Lúc này thì sự thay đổi về cơ thể củ phụ nữ khác rõ rết với bung to ra, cử động đi đứng khá bất tiện, xuất hiện khá nhiều vết nám trên da mặt, đôi khi cò xuất hiện hiện tượng giãn tĩnh mạch hay sưng phù ở chân…. Vì thế mà các bà bầu mang thai ở tháng thứ 5 không nên tự tạo áp lực tâm lý cho mình mà cần phải đối mặt tích cực với những áp lực tâm lý này.
Những điều cấm kỵ khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5
Thai phụ không nên vì sự thay đổi của cơ thể mà không hoạt động. Vận động thích hợp sẽ giúp cho thai phụ và thai nhi khoẻ mạnh hơn. Nhưng cần chú ý vận động phải ở mức độ vừa phải. Trước khi tiến hành một môn vận động nào đó, thai phụ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Hi vọng với những điều chúng tôi chia sẽ trên đây sẽ phần nào giúp các ông chồng, bà mẹ tương lai biết chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 5 để thai nhi có thể phát triển khỏa mạnh nhất trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ nhé.