Chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 8 là là một trong những gia đoạn nước rút của thai kỳ vì thế cần phải thật kỹ trong việc chăm sóc. Để giúp các bậc làm cha làm mẹ có thể chăm sóc bản thân và thai nhi, chúng tôi mang đến một vài kinh nghiệm về việc chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 8.

Thay đổi sinh lý của bà bầu mang thai tháng thứ 8

  • Tử cung chèn ép phổi gây khó thở. Tử cung cũng ép dạ dày và tim nên thai phụ sẽ cảm thấy đau dạ dày, tức ngực. Những điều này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu mang thai tháng thứ 8. Bà bầu thường khó ngủ, dù là rất buồn ngủ, vì vậy, chất lượng của giấc ngủ không cao.
  • Tử cung to ra nhanh chóng, chiều cao của tử cung khoảng 15 – 28 cm, bụng nhô ra rất rõ, rốn cũng lồi theo, động tác ngày càng chậm, bà bầu rất dễ cảm thấy mệt mỏi.
  • Cổ tử cung to ra nhanh và lúc này chiều cao đã đạt được khoảng 15 – 28 cm, lúc này thì rốn đã lồi ra theo vòng bụng nhô cao của thai phụ, việc di chuyển cũng khó khắn hơn khiến các bà bầu lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi.
  • Một số triệu chứng ở tháng thứ 8 của thai kỳ có thể xảy ra như đau lưng, táo bón, sưng phù, giãn tĩnh mạch…có thể sẽ càng nghiêm trọng hơn. Một số bà bầu còn có thể thường xuyên bị chuột rút.

Hiện trạng của bạn của bà bầu mang thai tháng thứ 8

  • Vào ban đên các bà bầu mang thai ở tháng thứ 8 đều không có những giấc ngủ ngon nên cơ thể ban ngày cũng vì thế mà rất mệt mỏi. Bàng quang bị chèn ép làm bạn phải thức dậy đi tiểu ít nhất một lần mỗi đêm.
  • Có thể các bà bần mang thai ở tháng thứ 8 còn bị són tiểu khi chạy, ho, hắt hơi hay cười. Khung chậu đau do sức nặng của thai, nhất là khi bạn đứng hoặc ngồi tréo chân.

Hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 8

Ợ nóng và khó tiêu:

Các bà bầu nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn nhiều trái cây. Ăn bữa chính sớm hơn trong ngày. Nếu được, nên tránh những món ăn chứa nhiều hydrat cacbon, đường và mỡ.

Vọp bẻ:

Đừng di chuyển quá hấp tấp vì những động tác đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ bị vọp bẻ và bạn dễ có cảm giác ngạt thở.

Đau lưng:

Đây là vấn đề thường gặp trong những tuần cuối của thai kỳ. Để cải thiện tình trạng này, các bà bầu hãy đứng thẳng, giữ khung chậu nằm trên trục cơ thể và phân phối sức nặng đều lên toàn bộ hai bàn chân.

Rạn da:

Tình trạng này sẽ giảm sau khi sinh xong, tuy nhiên các bà bầu có thể dùng kem dưỡng da để giảm ngứa và giữ ẩm cho da. Tuyệt đối không được gãi vào những chổ rạn da

Những điều mà người chồng cần biết để cách chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 8 một cách tốt nhất

  • Người chồng cũng cần học them những kiến thức có liên quan đến việc chăm sóc thai phụ ở thời kỳ cuối và sau khi sinh nở. Hiểu rõi được những thay đôi trên cơ thể người vợ để tử đó biết được những dấu hiện bất thường mà có phương án xử trí kịp thời. Ngoài ra phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng đẩ không bị mất bình tĩnh khi gặp vấn đề không hay.
  • Trong tháng thứ 8 của thai kỳ, bà bầu rất dễ mắc phải viêm nhiễm và sinh non, vì thế tuyệt đối tránh quan hệ tình dục torng thời gian này. Người chồng nên biết kiềm chế và phải hiểu vợ.
  • Phải làm tất cả những công việc nhà, cho dù là những việc đơn giản, vì trong thời kì này, thai phụ sẽ rất mệt khi làm việc. Phải dành thời gian để ở bên vợ, chăm sóc vợ, nhắc nhở những việc cô ấy cần làm. Thường xuyên massage để giải toả cảm giác căng thẳng và khó chịu cho vợ.

Cấm kị tháng này trong việc cách chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 8

  • Không nên xem tivi hoặc lên mạng quá lâu, phải giữ cho sinh hoạt có quy luật. Không nên ở một tư thế quá lâu, phải nhớ thay đổi tư thế. Không nên tắm bồn để tránh viêm nhiễm.
  • Không nên kích thích đầu vú và bụng quá mạnh, không nên tiến hành những vận động có thể tạo ra xung kích và chấn động cho bụng để tránh sinh non.

Hi vọng với những chia sẽ trên sẽ giúp các bạn phần biết cách chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 8 để bảo vệ cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *